TỪ VNEN ĐẾN GIÁO DỤC STEM - BƯỚC CHUYỂN ĐỆM CẦN THIẾT
Theo Tuổi trẻ Online - GS.TSKH Đỗ Đức Thái - Tổng chủ biên chương trình bộ môn Toán trong chương trình giáo dục phổ thông mới, nhận định như thế, nhưng cũng cho rằng “VNEN chỉ nên là bước quá độ tiến đến chương trình giáo dục phổ thông mới”. Để làm rõ luận điểm này, TPA tổng hợp lại:
Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online về mô hình này và những ồn ào xung quanh việc nên hay không nên tiếp tục VNEN, GS Đỗ Đức Thái:
Cách dạy truyền thống với chương trình giáo dục hiện hành quan tâm nhiều đến việc học sinh biết được kiến thức gì, giải các dạng bài như thế nào và lối dạy chủ yếu là thuyết giảng một chiều, học sinh ít có cơ hội được chủ động trong việc kiến tạo kiến thức.
Trong mô hình VNEN, mục tiêu đầu tiên là tăng tính chủ động cho người học thông qua quá trình tự kiến tạo, chiếm lĩnh kiến thức với sự hướng dẫn của giáo viên.
Mô hình VNEN cũng đưa ra hình thức học tập theo nhóm. Việc này góp phần tăng khả năng giao tiếp, tự chủ, tính tương tác giữa các học sinh, rèn khả năng trình bày mạch lạc - đây vốn là điểm yếu không chỉ của học sinh mà của người Việt Nam nói chung do cách dạy học truyền thống ít chú trọng.
Tư tưởng của mô hình trường học mới nguyên gốc mang tính nhân văn sâu sắc vì nó sẽ tạo ra sự dân chủ trong trường học, tạo cơ hội bình đẳng cho mọi học sinh được học, được quan tâm, được thể hiện mình.
Mô hình dạy học truyền thống khó làm được như vậy. Trong một lớp học truyền thống, giáo viên thường quan tâm hơn đến các học sinh giỏi mà dễ bỏ quên những học sinh còn kém. Tâm lý “bị bỏ rơi” này sẽ ít đi với cách dạy học theo “đúng chuẩn” của VNEN.
GS Đỗ Đức Thái nhận định ở trên là đánh giá khách quan về những ý tưởng tốt đẹp của mô hình VNEN. Còn một mô hình tốt, áp dụng thành công hay thất bại còn lệ thuộc vào nhiều yếu tố.
Giáo viên là yếu tố quyết định nhất đến sự thành bại của bất kì mô hình giáo dục nào, kể cả mô hình VNEN. Giáo viên muốn đảm nhiệm đúng và tốt nhiệm vụ theo mô hình VNEN thì rất vất vả trong thời gian đầu. Các thầy cô sẽ phải thay đổi cách soạn giáo án, thay đổi phương pháp dạy học và quan trọng là thay đổi nếp nghĩ.
Trên thực tế, có những trường triển khai mô hình này hiệu quả, phụ huynh hoc sinh yên tâm, nhưng có những nơi thực hiện không tốt. Tôi cho rằng nguyên nhân lớn là ở việc tập huấn giáo viên không tốt khiến họ hiểu sai hoặc hiểu chưa thấu đáo, làm không đúng yêu cầu.
Tôi ví dụ có những giáo viên nghĩ học theo VNEN là cho học sinh quây lại với nhau theo nhóm. Học sinh tự bàn bạc, học với nhau, giáo viên không cần dạy gì. Nghĩ như thế thì rất nguy hiểm vì những học sinh học kém sẽ càng kém.
Một nguyên nhân nữa đó là công tác truyền thông làm chưa hiệu quả nên không chỉ giáo viên, nhà quản lý, mà phụ huynh và người dân đã hiểu không thật thấu đáo.
Khi bắt đầu cho cuộc đổi mới giáo dục phổ thông, bên cạnh VNEN, Bộ GD-ĐT cũng có nhiều thử nghiệm, nhiều sáng kiến khác được áp dụng nhằm tạo những bước chuyển để giáo viên, học sinh không bị sốc khi tiếp nhận chương trình mới.
GS ví dụ như những chỉ đạo dạy học tích hợp liên môn, dạy học gắn với thực hành, nghiên cứu sáng tạo, hoạt động trải nghiệm, chủ động xây dựng kế hoạch dạy học (chương trình nhà trường)… Chính những kết quả đó là cơ sở thực tiễn để xây dựng một chương trình mới tiếp thu những thành công, ưu điểm.
Mô hình giáo dục VNEN là bước đệm chuyển mình cần thiết trong chương trình giáo dục. Để khi học sinh nắm bắt phương pháp STEM, STEAM có nền tảng hơn
STEM là thuật ngữ được viết tắt của các từ Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật) và Math (toán học). Giáo dục STEM là phương pháp giáo dục cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết được tích hợp lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ đơn giản là hiểu được nguyên lý mà còn có thể áp dụng để thực hành.
TPA đồng hành cùng giáo dục STEM tại Việt Nam. Là đơn vị số 1 cung cấp thiết bị STEM, hệ thống các trung tâm STEM trên toàn quốc và hỗ trợ tranining giảng viên chuẩn đào tạo STEM tiêu chuẩn quốc tế.
1. Mô hình VNEN nên dừng lại hay tiếp tục?
Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online về mô hình này và những ồn ào xung quanh việc nên hay không nên tiếp tục VNEN, GS Đỗ Đức Thái:
Cách dạy truyền thống với chương trình giáo dục hiện hành quan tâm nhiều đến việc học sinh biết được kiến thức gì, giải các dạng bài như thế nào và lối dạy chủ yếu là thuyết giảng một chiều, học sinh ít có cơ hội được chủ động trong việc kiến tạo kiến thức.
Trong mô hình VNEN, mục tiêu đầu tiên là tăng tính chủ động cho người học thông qua quá trình tự kiến tạo, chiếm lĩnh kiến thức với sự hướng dẫn của giáo viên.
Mô hình VNEN cũng đưa ra hình thức học tập theo nhóm. Việc này góp phần tăng khả năng giao tiếp, tự chủ, tính tương tác giữa các học sinh, rèn khả năng trình bày mạch lạc - đây vốn là điểm yếu không chỉ của học sinh mà của người Việt Nam nói chung do cách dạy học truyền thống ít chú trọng.
Tư tưởng của mô hình trường học mới nguyên gốc mang tính nhân văn sâu sắc vì nó sẽ tạo ra sự dân chủ trong trường học, tạo cơ hội bình đẳng cho mọi học sinh được học, được quan tâm, được thể hiện mình.
Mô hình dạy học truyền thống khó làm được như vậy. Trong một lớp học truyền thống, giáo viên thường quan tâm hơn đến các học sinh giỏi mà dễ bỏ quên những học sinh còn kém. Tâm lý “bị bỏ rơi” này sẽ ít đi với cách dạy học theo “đúng chuẩn” của VNEN.
2. Ưu điểm là vậy nhưng giáo dục STEM triển khai nhận nhiều ý kiến trái chiều?
GS Đỗ Đức Thái nhận định ở trên là đánh giá khách quan về những ý tưởng tốt đẹp của mô hình VNEN. Còn một mô hình tốt, áp dụng thành công hay thất bại còn lệ thuộc vào nhiều yếu tố.
Giáo viên là yếu tố quyết định nhất đến sự thành bại của bất kì mô hình giáo dục nào, kể cả mô hình VNEN. Giáo viên muốn đảm nhiệm đúng và tốt nhiệm vụ theo mô hình VNEN thì rất vất vả trong thời gian đầu. Các thầy cô sẽ phải thay đổi cách soạn giáo án, thay đổi phương pháp dạy học và quan trọng là thay đổi nếp nghĩ.
Trên thực tế, có những trường triển khai mô hình này hiệu quả, phụ huynh hoc sinh yên tâm, nhưng có những nơi thực hiện không tốt. Tôi cho rằng nguyên nhân lớn là ở việc tập huấn giáo viên không tốt khiến họ hiểu sai hoặc hiểu chưa thấu đáo, làm không đúng yêu cầu.
Tôi ví dụ có những giáo viên nghĩ học theo VNEN là cho học sinh quây lại với nhau theo nhóm. Học sinh tự bàn bạc, học với nhau, giáo viên không cần dạy gì. Nghĩ như thế thì rất nguy hiểm vì những học sinh học kém sẽ càng kém.
Một nguyên nhân nữa đó là công tác truyền thông làm chưa hiệu quả nên không chỉ giáo viên, nhà quản lý, mà phụ huynh và người dân đã hiểu không thật thấu đáo.
3. Mô hình giáo dục VNEN là bước đệm chuyển mình cần thiết cho giáo dục liên môn - STEM
Khi bắt đầu cho cuộc đổi mới giáo dục phổ thông, bên cạnh VNEN, Bộ GD-ĐT cũng có nhiều thử nghiệm, nhiều sáng kiến khác được áp dụng nhằm tạo những bước chuyển để giáo viên, học sinh không bị sốc khi tiếp nhận chương trình mới.
GS ví dụ như những chỉ đạo dạy học tích hợp liên môn, dạy học gắn với thực hành, nghiên cứu sáng tạo, hoạt động trải nghiệm, chủ động xây dựng kế hoạch dạy học (chương trình nhà trường)… Chính những kết quả đó là cơ sở thực tiễn để xây dựng một chương trình mới tiếp thu những thành công, ưu điểm.
Mô hình giáo dục VNEN là bước đệm chuyển mình cần thiết trong chương trình giáo dục. Để khi học sinh nắm bắt phương pháp STEM, STEAM có nền tảng hơn
STEM là thuật ngữ được viết tắt của các từ Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật) và Math (toán học). Giáo dục STEM là phương pháp giáo dục cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết được tích hợp lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ đơn giản là hiểu được nguyên lý mà còn có thể áp dụng để thực hành.
TPA đồng hành cùng giáo dục STEM tại Việt Nam. Là đơn vị số 1 cung cấp thiết bị STEM, hệ thống các trung tâm STEM trên toàn quốc và hỗ trợ tranining giảng viên chuẩn đào tạo STEM tiêu chuẩn quốc tế.
—————————————————————–
MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT VUI LÒNG LIÊN HỆ CÔNG TY TỰ ĐỘNG HÓA TÂN PHÁT
Cung cấp thiết bị giáo dục STEM số 1 Việt Nam
Địa chỉ trụ sở chính 189 Phan Trọng Tuệ – Thanh Trì – Hà Nội
Hotline: 0979 586 469
Nhận xét
Đăng nhận xét